Hotline CSKH 24/7
0961 068 006

Hướng dẫn chọn nước mắm ngon qua bao bì cho các bà nội trợ

Nước mắm là loại gia vị quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Giọt nước mắm tươi ngon, nguyên chất  không những giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn nâng cao sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải loại nước mắm nào cũng cho chất lượng và hương vị như nhau. Chỉ có loại nước mắm truyền thống, “thật” và “chất” mới chăm sóc tốt nhất sức khỏe gia đình bạn.
 

Một cuộc điều tra mới đây của tổng cục thống kê cho thấy có đến 95% hộ gia đình của VN sử dụng nước mắm quanh năm cho các bữa ăn của gia đình mình. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng chọn mua nước mắm thông qua giá thành và bao bì. Vậy làm thế nào để biết loại nước mắm nào ngon, chất lượng? Bài viết hôm nay, Ngư Quỳnh sẽ giúp bạn “dắt túi” vài bí quyết chọn lựa nước mắm ngon qua bao bì sản phẩm nhé!
 


 

Trên thị trường với hàng trăm nhãn hiệu của nhiều công ty nước mắm, người tiêu dùng rất dễ hoa mắt bởi những lời quảng cáo có cánh, hình thức bắt mắt của một số loại nước mắm mà chưa nắm được những tiêu chí cơ bản để đánh giá một loại nước mắm ngon. Chính vì sự lựa chọn cảm tính như vậy nên người tiêu dùng rất dễ bị đánh lừa bởi các chiêu trò của nhà sản xuất tung hô trên bao bì. 
 

Câu hỏi đặt ra là hình thức bắt mắt có đi đôi với chất lượng cao?
 

Không hẳn như vậy!.....

Nhà sản xuất họ rất thông minh, luôn biết cách dỗ ngọt người mua bằng các mánh khóe lắt léo của mình.
 

Qua mắt người tiêu dùng về độ đạm thật
 

Độ đạm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nước mắm. Đây cũng là yếu tố để người tiêu dùng dựa vào để chọn lựa nước mắm với tâm niệm “nước mắm có độ đạm càng cao thì càng ngon”. Với những sản phẩm nước mắm chất lượng luôn công khai độ đạm chuẩn của mình trên bao bì. Còn những sản phẩm có độ đạm thấp thường che giấu bằng cách in nhỏ, in ở nơi khó quan sát, chỉ ghi kí hiệu...khiến người tiêu dùng không để ý đến.
 

Thậm chí, một số nhà sản xuất còn “tung hỏa mù” cho người tiêu dùng bằng cách không ghi độ đạm mà chỉ ghi hàm lượng protein. Nếu muốn quy đổi ra đạm, bạn phải lấy lượng protein có trong 1.000ml, chia cho 6,25. Ví dụ, một loại nước mắm ghi trên nhãn chỉ có 25g protein trong 1000ml, thì độ đạm tính là 40N, như vậy chưa bằng một nửa loại nước mắm hạng 2.
 

Bạn cũng cần cẩn trọng với những câu quảng cáo hấp dẫn như “tinh chất cá”, “cốt cá”, “ độ đạm cao vượt trội 40 - 60 N g/l”. Là những người trong nghề, chúng tôi dám khẳng định rằng:” Không có một loại nước mắm nào có độ đạm tự nhiên đạt tới 60 N/ g/l. Nước mắm được ủ 100% từ cá + muối sau 18 tháng ủ chượp, những giọt nước mắm nhỉ đầu tiên cũng chỉ được hơn 30 độ đạm."
 


 

Thực hư…. về loại nước mắm 60 độ đạm
 

Thực chất, nước mắm truyền thống có độ mặn cao hơn nước mắm công nghiệp do nước mắm truyền thống sử dụng chính lượng muối có trong nó để bảo quản mà không cần bất cứ chất bảo quản hóa học nào khác.

Để giảm độ mặn của nước mắm, các nhà sản xuất đã pha trộn không ít nước và các chất điều vị + chất bảo quản. Không những thế, còn có chất tạo màu để nước mắm công nghiệp có màu được sóng sánh như nước mắm truyền thống. 
 

Không những thế, có rất nhiều loại nước mắm được tạo nên từ công thức “Nước + Hóa chất” và hầu như không có tinh chất cá hay cốt cá gì cả hoặc chỉ cho một lượng rất nhỏ cho có còn lại là các chất tạo màu, tạo mùi, điều vị. 

Độ đạm tiêu chuẩn của nước mắm truyền thống chỉ từ 20 - 30 độ đạm. Để độ đạm cao hơn thì cần thêm rất nhiều thời gian, tuy nhiên cũng không thể đạt tới 50 - 60 độ đạm.
 

Các loại hóa chất như ure, axit amin, melamine nhân tạo và chất điều vị trong quá trình sản xuất nước mắm chính là tác nhân làm tăng độ đạm tổng hợp. Và con số 60 độ đạm bao gồm cả độ đạm tự nhiên và độ đạm tổng hợp.  

Vậy độ đạm ghi trên bao bì mà chúng ta thường nhìn thấy không phải độ đạm thật được thủy phân từ cá.
 

…. nhận biết bằng cách nào?
 

Các mẹ nội trợ hãy đọc kỹ thành phần của chai nước mắm:

  • Nếu thành phần 100% từ cá + muối: Độ đạm ghi trên bao bì chính là độ đạm THẬT
  • Nếu thành phần có thêm chất điều vị, chất bảo quản, chất tạo màu >>> Độ đạm này là độ đạm tổng hợp. Hãy cân nhắc trước khi mua hàng. 


Một chiêu trò khác…

 

Qua mắt người tiêu dùng bằng các khẩu hiệu “VÌ SỨC KHỎE”, “100% CÁ TƯƠI nguyên chất” hay “KHÔNG hóa chất độc hại” mà rất nhiều các nhà sản xuất tung hô, in hoa, viết đậm trên bao bì sản phẩm. Vừa rồi, một kết quả nghiên cứu uy tín đã cho thấy 17 loại hóa chất và phụ gia có trong sản phẩm nước mắm công nghiệp của một thương hiệu nổi tiếng. Và tất nhiên con số này sẽ không chỉ xuất hiện trong một mà còn rất nhiều các sản phẩm nước mắm sản xuất công nghiệp khác. Vậy “sức khỏe” ở đâu, “nguyên chất ở đâu”, “ không độc hại” ở đâu trong các sản phẩm này? Các hóa chất là chất bảo quản, chất điều vị , phẩm màu có thể được bộ y tế cho phép sử dụng trong một hàm lượng nhất định. Nhưng không ai dám khẳng định về lâu về dài chúng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu tránh được hãy tránh… Phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh.
 

Chính vì vậy, để an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn ghi nhớ những lưu ý sau trên bao bì khi chọn mua nước mắm nhé!

1.Độ đạm
 

Độ đạm là tổng hàm lượng Nitơ có trong 1 lít nước mắm. Chẳng hạn, nước mắm 20 độ đạm nghĩa là trong 1 lít nước mắm có chứa 20g nitơ.

Trên bao bì sản phẩm, độ đạm được ghi thường là độ đạm tổng số - tổng lượng nitơ có trong nước mắm (g/l). Đạm tổng số quyết định phân hạng của nước mắm. Độ đạm tự nhiên của nước mắm nguyên chất sản xuất theo phương pháp truyền thống là 20 - 30. Một số loại nước mắm cao đạm có độ đạm vượt trội từ 30 – 40 độ, đôi khi có thể đạt đến 43 – 45 độ nhưng rất hiếm. Bạn không nên chọn mua nước mắm cao quá các thông số này vì nhiều khả năng là đã bổ sung thêm các chất điều vị và đạm tổng hợp không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng không mua loại có độ đạm thấp vì đã bị pha loãng, nghèo dinh dưỡng.
 

2.Thông tin in trên bao bì
 

Như đã nói ở trên, các sản phẩm nước mắm chất lượng sẽ công khai đầy đủ các chỉ số, thông tin liên quan theo quy định của cục. Bạn kiểm tra các thông tin: thành phần cấu tạo, định lượng sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, sử dụng, tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, xuất xứ....Đồng thời TCVN 5107: 2003 cũng bắt buộc ghi trên nhãn với mắm và sản phẩm mắm thành phần: Độ đạm tổng số.

 

3.Thành phần 
 

Đừng vội tin những lời quảng cáo hoa mỹ 100% cá tươi hay không chất bảo quản. Nếu muốn biết có đúng vậy không bạn hãy đọc thành phần sẽ rõ.

Nước mắm truyền thống chỉ có cá và muối, không cần chất bảo quản vì nó được bảo quản bởi chính hàm lượng đạm axit amin nồng độ cao và lượng muối bão hòa. 
 

Nếu mặt trước bao bì ghi 100% cá tươi mà trên mục thành phần lại ghi la liệt các loại chất: nước, muối, đạm cá cơm, đường, chất điều vị, chất bảo quản, chất ổn định, màu tổng hợp… thì bạn nên xem xét đến tính an toàn của nó.
 

Vừa rồi Ngư Quỳnh đã chia sẻ với bạn một số mánh khóe bán hàng trên bao bì của các nhà sản xuất nước mắm và những lưu ý để chọn mua nước mắm ngon qua bao bì. Hy vọng rằng, bạn sẽ là những người tiêu dùng thông thái, chọn mua những sản phẩm tốt nhất cho mình và gia đình nhé!
 

☎️ 0961 068 006

Share
Pos
Hệ thống bán hàng
Chăm sóc khách hàng
Gọi mua: 0961068006 (8h-22h)
Khiếu nại: 0904742898 (8h-22h)
 
 
Kết nối với chúng tôi:

© Copyright 2019 by Ngư Quỳnh Foods - All right reserved.

Thêm vào giỏ hàng thành công