Hotline CSKH 24/7
0961 068 006

Bằng cách này các ngư dân đã sống sót khi lặn biển

Nhiều người thắc mắc tại sao các ngư dân có thể lặn sâu xuống dưới đại dương mà cơ thể của họ không bị lạnh hay co rút? Thật ra có bí quyết đằng sau sự phi thường đó đấy! Món bảo bối giúp ngư dân lặn biển an toàn đó là nước mắm cốt!
 

Nghề biển chưa bao giờ thôi hết nhọc nhằn. Lòng biển sâu, nước biển lạnh, sóng dữ, gió gào, họ vẫn kiên trì bám biển, đánh cược tính mạng mình. Những nguy hiểm ở đại dương lúc nào cũng chực chờ nhưng những người ngư dân dũng cảm chưa bao giờ từ bỏ biển cả. Không chỉ là nơi mưu sinh, họ coi biển là cả nhà, là mái ấm gia đình của họ. Thay vì bỏ cuộc trước khó khăn, những người ngư dân chân chất, ngoan cường, họ chọn cách khắc phục những khó khăn ấy. Cái khó ló cái khôn. Những đồ vật rất mực giản dị đời thường lại hóa “bảo bối” cứu nguy. Nước mắm cốt là một đồ vật như vậy. Có ai nghĩ rằng, một loại gai vị bình dân, rẻ tiền có mặt trong bếp ăn của mọi nhà lại là vật bất ly thân của những người ngư dân trước khi ra khơi hay lặn biển.
 


 

Thói quen này được đúc kết từ kinh nghiệm qua hàng ngàn đời dân thuộc xứ làng chài chống lại cái lạnh khi ngâm mình dưới nước trong thời gian dài. Trước khi xuống biển, không chỉ lặn biển mà những ngày ra khơi đánh cá trong thời tiết lạnh giá, các ngư dân thường uống một đến hai ly nước mắm cốt. Loại nước mắm này có độ đạm rất cao. Chính nhờ thành phần với độ đạm cao này đã bảo vệ ngư dân khi lặn biển.
 

Theo những thợ lặn chuyên nghiệp, có rất nhiều nguy hiểm chực chờ nơi đáy biển, không chỉ bị tấn công bởi thủy sinh mà ngay chính lòng biển mà họ đang được bao bọc cũng tiềm ẩn rất nhiều sự nguy hiểm mà nếu không phải là người kinh nghiệm, am hiểu về nghề thì rất khó vượt qua. Bạn biết không, càng lặn sâu, thân nhiệt càng giảm. Vì vậy, mục đích đầu tiên của việc uống nước mắm trước khi lặn đó chính là giúp cơ thể đỡ lạnh và chống đông máu trong người khi gặp nhiệt độ quá thấp.
 

Bên cạnh đó, khi chịu áp lực dưới nước, máu khó lưu thông đến các tế bào do bị cản trở nên các mạch máu bị chèn ép. Nước mắm với độ đạm cao sẽ giúp nhịp tim và huyết áp gia tăng nhằm chống chọi áp lực nước, giúp thợ lặn tránh được tình trạng kiệt sức, co cứng chân tay và đuối nước. Ở dưới lòng biển sâu, những cơn co rút thực sự là “lưỡi hái của tử thần”.

 

Tại sao phải là nước mắm cốt?

 

Theo giải thích từ các nhà khoa học, nước mắm là hỗn hợp giàu các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá, trải qua một quá trình thủy phân với tác nhân là các hệ enzim có sẵn trong ruột cá. Chính nhờ các men chất đạm từ cá được cắt nhỏ thành các axit amin giúp cơ thể hấp thụ trực tiếp và dễ dàng. Bên cạnh đó, trong nước mắm cốt chứa nhiều chất đạm, chúng ở dạng các Amino Axit và Polipeptit mà hai chất này có khả năng cung cấp năng lượng và giữ ấm cơ thể khi chúng được nằm trong cơ thể. Độ đạm trong nước mắm càng cao khả năng giữ ấm cho cơ thể càng tốt.

Tuy nhiên, khi chưa quen thì không nên uống quá nhiều nước mắm cốt một lúc sẽ khiến cơ thể bị chóng mặt mà theo ngư dân thường gọi là “say mắm”.
 

nước mắm cốt

 

Chuẩn bị những gì trước khi lặn biển?

 

1. Nắm vững kỹ thuật lặn: Với những hoạt động có tính nguy hiểm khá cao như lặn biển thì bên cạnh kiến thức, kỹ năng lặn là điều bạn bắt buộc và nằm lòng và thật nhuần nhuyễn.Hai kỹ năng cơ bản nhất của lặn là di chuyển dưới nước và sử dụng thiết bị.

2. Kiểm tra sự an toàn của thiết bị: Dưới lòng biển sâu, thứ để duy trì sự sống của bạn là bộ thiết bị lặn và một cái đầu tỉnh táo. Kiểm tra tất cả thiết bị ( áo lặn, kính lặn, mặt nạ, ống thông hơi…) xem có bị hỏng hóc hay thiếu không. Tuyệt đối không lặn khi các thiết bị đang gặp vấn đề.

3. Chuẩn bị tinh thần thật tốt: Luôn tạo cho mình cảm giác thoải mái trước khi xuống biển. Chỉ lặn khi nào bạn cảm thấy đã sẵn sàng nhé!

 

Xử lý những tình huống bất ngờ khi lặn

 

Chuột rút:

- Nếu chẳng may điều này xảy ra trong khi bạn đang đằm mình trong làn nước, nên nhớ, khi không có khả năng bơi vào bờ, bạn càng hoảng loạn quẫy đạp lung tung thì càng mau chìm.

- Khi giơ tay cầu cứu chỉ nên giơ một tay còn một tay kia để đập nước để giữ cho cơ thể nổi trên mặt nước.

- Nếu cơ bụng bị chuột rút (rất nguy hiểm), phải bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh, xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút rồi nhờ người xung quanh đưa lên bờ.

- Trường hợp chứng chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

-Để tránh bị chuột rút khi lặn biển, bạn phải khởi động kỹ càng trước khi xuống nước. Nếu không khởi động mà chạy xuống nước ngay, các cơ trong cơ thể chưa kịp thích ứng nên có thể dẫn đến chuột rút. Những động tác khởi động nhẹ nhàng như xoay cổ tay, cổ chân, xoay khớp cổ, tập chạy tại chỗ hoặc tập chạy cự ly ngắn sẽ rất thích hợp.
 


 

Bị tấn công bởi động vật dưới biển

- Các vết châm chích, cắn do va chạm với một số loài cá (ví dụ như cá đuối gai độc), sứa và các loài động vật biển khác gây ra đều rất nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời để bệnh trở nặng có thể dẫn đến biến chứng trầm trọng như viêm da hoại tử, gây tán huyết, tê liệt cơ và thần kinh hoặc gây ra suy tim, suy hô hấp.

- Khi gặp các loài vật này bạn tốt nhất nên tránh tiếp xúc với chúng. Trường hợp bị cọ vào hoặc bị cắn cần xử lý nhanh chóng và tìm sự trợ giúp của các trung tâm y tế..

- Khi bị sứa đốt sẽ xuất hiện các vết màu đỏ, ngứa và rát. Việc bạn cần làm trước tiên là hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu để làm tê tạm thời vùng bị ngứa rát. Sau khi vùng bị đốt đã khô, dùng liệu pháp cordicosteroid, antihitmine cục bộ hoặc bôi kem gây tê 4h một lần trong vài ngày. Nếu tình trạng trở nặng hoặc xuất hiện dị ứng bạn phải đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

 

Những lưu ý khi lặn biển

- Nếu bạn đang mắc bệnh tim, cao huyết áp… thì không nên lặn biển. Nguyên nhân là bởi khi xuống biển bạn sẽ bị áp lực đè nén, cộng với việc tâm lý có chút lo lắng, sức khỏe lại không đảm bảo, rất dễ bạn sẽ đuối sức và ngất ngay khi đang lặn biển, nguy hiểm sẽ dẫn đến mất mạng.

- Bên cạnh đó nếu bạn có vết thương hở hoặc vết lở loét cũng không được lặn biển bởi nước biển chứa nhiều vi khuẩn sẽ khiến các vết thương bị nhiễm trùng.

- Chỉ lặn biển khi thời tiết mát mẻ, thuận lợi, những ngày biển động, gió giật ra biển rất nguy hiểm.

- Không lặn biển khi vừa ăn xong hoặc khi bụng đói. Sau khi uống rượu hoặc các đồ uống có cồn bạn cũng tuyệt đối không lặn biển.

 

Đến đây thì bạn đã hiểu món bảo bối giúp các ngư dân chống lại cái lạnh và sự khó khăn khi lặn biển rồi đúng không nào?

☎️ 0961 068 006

www.nguquynh.com.vn

Share
Pos
Hệ thống bán hàng trên toàn quốc
Chăm sóc khách hàng
Gọi mua: 0961068006 (8h-22h)
Khiếu nại: 0904742898 (8h-22h)
 
 
Kết nối với chúng tôi:

© Copyright 2019 by Ngư Quỳnh Foods - All right reserved.

Thêm vào giỏ hàng thành công