Việt nam là một quốc gia giàu có về tài nguyên biển cả, từ xa xưa, cha ông ta đã biết dùng các loại cá để chế biến thành thứ gia vị quen thuộc ngày nay là nước mắm. Có nhiều loại cá dùng được để làm nước mắm nhưng không phải các loại cá đều cho ra hương vị và chất lượng nước mắm giống nhau.
1. Cá cơm
Vùng biển nước ta phong phú các loài cá tôm, hầu như loài cá nào cũng làm nước mắm được, song chỉ duy nhất cá cơm mới tạo ra chất lượng nước mắm có độ đạm tự nhiên cao và hương vị thơm ngon chuẩn vị. Cá cơm là loài ăn nổi, hoạt động mạnh nên ít mỡ, khi làm mắm không có lớp váng mỡ nổi lên như nhiều loại cá khác. Bên cạnh đó, cá so sánh với các loài cá khác được ủ trong cùng một thời gian thì cá cơm thủy phân triệt để hơn nên nước mắm thành phần rất thơm và không có mùi tanh.
Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu.
2. Cá nục
Bên cạnh cá cơm, cá nục là loài cá thường được các làng nghề đánh bắt và sử dụng để chế biến ra loại nước mắm truyền thống thơm ngon.
Cá nục tập trung thành đàn lớn nên số lượng đánh bắt rất nhiều đặc biệt vào mùa mưa, những dòng sông mang rất nhiều phiêu sinh vật là thức ăn cho cá đổ thẳng ra biển . Cho nên vào mùa này cá nục béo mập ,thịt săn chắc tươi ngon. Ngoài dùng để chế biến thành thức ăn tươi ,cá nục được dùng để làm nước mắm và đặc biệt là làm mắm thính cá nục. Nước mắm thính cá nục có hương vị rất đặc biệt, là đặc sản nổi tiếng của làng nghề Phan Thiết.
3. Cá thu
Thịt cá thu chứa ít Natri, giàu Phosphorus, Protein, Vitamin D, Niacin, Vitamin B12 và Selenium, cá thu chứa nhiều chất béo omega tốt cho tim mạch có lợi cho sức khỏe. Trải qua quá trình chế biến đặc biệt để cho ra những chai nước mắm thượng hạng, mang hương vị mặn thơm ngon, mùi thơm nồng nhẹ đặc trưng, nhiều chất dinh dưỡng mà ít loại nước mắm nào có được. Làng mắm Cát Hải nổi tiếng với hai loại nước mắm cá thu đỏ và cá thu vàng thơm ngon, nổi tiếng khắp cả nước!
Ngoài 2 loại cá này, người ta còn thường dùng cá mòi, cá sơn, chỉ vàng... tuy nhiên chất lượng nước mắm sẽ không thể ngon bằng cá cơm, cá nục hay cá thu.
Các làng mắm nổi tiếng dùng loại cá nào để làm mắm?
LÀNG MẮM SA CHÂU: Nghề làm nước mắm Làng Sa Châu còn gọi là Làng Gòi) thuộc xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Quảng Trị nổi tiếng từ thời Minh Mạng. Nguồn nguyên liệu làm mắm Sa Châu là cá cơm, cá nục, tép moi tươi nguyên được ướp muối để cá chín ngấu tự nhiên.
LÀNG MẮM PHÚ QUỐC: Là làng mắm có lịch sử lâu đời nhất nhì trong nước, nguyên liệu làm cá được các thợ nghề ở đây đặc biệt cần trọng, cá phải là cá cơm sọc tiêu, cá cơm than, cá cơm phấn chì và phải bắt tại vùng biển Phú Quốc, cá nơi khác không thể cho vị ngon bằng.
LÀNG MẮM PHAN THIẾT: Nước mắm Phan Thiết thuộc loại ‘lão làng’ và có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Cá cơm và muối là nguyên liệu chính để tạo nên hương vị nổi tiếng cho nước mắm tại xứ này. Bên cạnh đó, Phan Thiết có loại nước mắm làm từ cá nục cũng ngon không kém!
LÀNG MẮM QUỲNH LƯU: Gìn giữ bí quyết làm nước mắm của cha ông từ trăm năm nay, làng mắm Quỳnh Lưu chỉ dùng duy nhất loại cá cơm than đánh bắt trực tiếp tại vùng biển Nghệ An trù phú để làm nước mắm. Cá cơm than cho mắm ngon hơn, đậm đà hơn, thơm hơn so với cá cơm trắng, xuất hiện nhiều nhất trong khoảng tháng 2 đến tháng 3. Đó cũng là khoảng thời gian mà Quỳnh Lưu thu mua cá cơm từ các nhà thuyền. Chúng tôi chỉ thu mua của những nhà thuyền nhỏ, đánh bắt và trở về ngay trong buổi sáng. Điều này đảm bảo chất lượng cá cơm thu về luôn tươi ngon nhất. Hương vị thơm ngon tự nhiên và chất lượng hảo hạng mà nước mắm Ngư Quỳnh có được là nhờ vậy!
Kế thừa và phát huy truyền thống làm mắm từ nhiều đời nay, Ngư Quỳnh là thương hiệu nước mắm của làng mắm sứ Nghệ - Quỳnh Lưu đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu và được bộ y tế cấp giấy phép đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngư Quỳnh với sứ mệnh gìn giữ và phát huy tinh túy ẩm thực của Việt Nam. Mang những giọt nước mắm nguyên chất - đậm đà thơm ngon đến tận tay người tiêu dùng trên khắp miền đất nước.
☎️ 0961 068 006