Thêm vào giỏ hàng thành công
Mắm tôm trong nền ẩm thực Việt Nam không chỉ là một thức chấm độc đáo - không thể thiếu với những món ăn như: cà pháo; bao tử heo (dạ dày lợn); đậu hũ chiên; bún đậu mắm tôm; bún riêu cua... mà còn mang 1 giá trị tâm linh "xua tà đuổi quỷ" cho gia chủ khi trữ 1 hũ mắm tôm trong nhà. Mắm tôm ngon phải là mắm tôm được lên men theo đúng tiêu chuẩn truyền thống, không sử dụng phẩm màu, không hóa chất, không phụ gia, không hương liệu... dòng mắm tôm đúng chuẩn truyền thống này càng ngày càng hiếm thấy trên thị trường...
Mắm Tôm Ngư Quỳnh:
1. Sản xuất theo phương thức cố truyền chỉ với tép/moi biển và muối hạt
2. Ủ tép/moi và muối hạt theo tỷ lệ chuẩn 4:1
3. Ủ lên men trong khoảng thời gian 6 tháng - 1 năm
4. Mắm tôm ủ trong chum sành cho chất lượng tốt nhất
5. Không chất bảo quản. Không chất tạo màu. Không phụ gia.
Không hương liệu. Không chất điều vị
6. Mắm tôm thành phẩm cho màu sim tím đẹp mắt.
7. Mùi vị chuẩn từ enzyme lên men trong ruột tép/moi
2. Ủ tép/moi và muối hạt theo tỷ lệ chuẩn 4:1
3. Ủ lên men trong khoảng thời gian 6 tháng - 1 năm
4. Mắm tôm ủ trong chum sành cho chất lượng tốt nhất
5. Không chất bảo quản. Không chất tạo màu. Không phụ gia.
Không hương liệu. Không chất điều vị
6. Mắm tôm thành phẩm cho màu sim tím đẹp mắt.
7. Mùi vị chuẩn từ enzyme lên men trong ruột tép/moi
Mắm tôm là gì?
Mắm tôm là loại mắm được ủ lên men từ tôm/tép biển hoặc moi với muối hạt. Sau thời gian ủ 6 tháng đến 12 tháng sẽ cho thành phẩm với màu sắc và mùi vị đặc trưng của mắm tôm.
Để mắm không bị giòi bọ, người làm mắm có thể trộn thêm cây bọ mắm trong quá trình ủ lên men mà vẫn đảm bảo được mùi vị và chất lượng mắm.
Tùy theo tỷ lệ giữa các thành phần và thời gian ủ khác nhau mà mắm tôm thành phẩm có thể phân thành 3 dạng như: đặc; sệt và lỏng. Và tất nhiên, vị mắm tôm và màu sắc mắm cũng sẽ có sự tăng giảm nhất định với từng dạng. Thông thường, mắm tôm đặc sẽ có vị mặn, vị chẳng, ngọt của đạm tự nhiên và màu sắc đậm hơn so với 2 dạng kia.
Để mắm không bị giòi bọ, người làm mắm có thể trộn thêm cây bọ mắm trong quá trình ủ lên men mà vẫn đảm bảo được mùi vị và chất lượng mắm.
Tùy theo tỷ lệ giữa các thành phần và thời gian ủ khác nhau mà mắm tôm thành phẩm có thể phân thành 3 dạng như: đặc; sệt và lỏng. Và tất nhiên, vị mắm tôm và màu sắc mắm cũng sẽ có sự tăng giảm nhất định với từng dạng. Thông thường, mắm tôm đặc sẽ có vị mặn, vị chẳng, ngọt của đạm tự nhiên và màu sắc đậm hơn so với 2 dạng kia.

Tép biển (Moi) + Muối hạt ủ chượp 12 tháng
Mùi vị của mắm tôm?
Mùi vị đặc biệt của mắm tôm chính là do sự lên men của loại enzyme có trong ruột tôm/tép/moi với sự ức chế vi khuẩn phân hủy bởi muối mặn. Sau thời gian 6 - 12 tháng khi hũ ủ mắm tôm có mùi vị giống như mùi của ruột tôm/tép/moi (mùi nồng) là có thể dùng được.
Màu sắc của mắm tôm truyền thống?
Mắm tôm được ủ lên men theo đúng công thức truyền thống thì sau 6 tháng đến 1 năm sẽ thu được mắm tôm thành phẩm có màu sắc của sim tím. Tùy theo tỷ lệ tép/moi và muối, tùy theo mùa moi đúng vụ hay trái vụ mà màu sắc của mắm tôm có thể đậm hoặc nhạt hơn, nhưng nhạt lắm cũng chỉ hơi hơi hồng phớt tím chứ không thể chuyển sang màu hồng đỏ đẹp mắt như nhiều mẫu mắm tôm trên thị trường được.
Nếu mắm tôm có màu hồng đỏ thì đó chắc chắn là mắm tôm đã được trộn với phẩm màu để nhìn hấp dẫn hơn. Trường hợp người tiêu dùng mua phải mắm tôm có lẫn cả màu đen thâm thì mắm tôm đó chắc chắn có chứa chất bảo quản và cả phẩm màu, hoặc mắm tôm đó được làm từ những nguyên liệu kém chất lượng (tép/ moi ươn), mắm tôm trộn theo tỷ lệ muối thấp để mắm nhanh chín dẫn tới nhiều đạm thối kết tủa lại dưới đáy chai.
Vậy nên, để có một chai mắm tôm chất lượng được ủ đúng chuẩn truyền thống, người tiêu dùng nên chọn những chai/hũ mắm tôm có màu sim tím, màu hồng tím thay vì hồng đỏ hay tím đen.
Nếu mắm tôm có màu hồng đỏ thì đó chắc chắn là mắm tôm đã được trộn với phẩm màu để nhìn hấp dẫn hơn. Trường hợp người tiêu dùng mua phải mắm tôm có lẫn cả màu đen thâm thì mắm tôm đó chắc chắn có chứa chất bảo quản và cả phẩm màu, hoặc mắm tôm đó được làm từ những nguyên liệu kém chất lượng (tép/ moi ươn), mắm tôm trộn theo tỷ lệ muối thấp để mắm nhanh chín dẫn tới nhiều đạm thối kết tủa lại dưới đáy chai.
Vậy nên, để có một chai mắm tôm chất lượng được ủ đúng chuẩn truyền thống, người tiêu dùng nên chọn những chai/hũ mắm tôm có màu sim tím, màu hồng tím thay vì hồng đỏ hay tím đen.
Mắm tôm trong ẩm thực Việt?
Trong nền ẩm thực Việt Nam, mắm tôm không chỉ được xem như 1 thức chấm đậm đà bản sắc, mà còn có tác dụng trừ tà ma. Quan niệm dân gian cho rằng, mùi vị nồng của mắm tôm khiến tà ma rất sợ và không dám lại gần. Chính vì lẽ đó mà mắm tôm trở nên phổ biến trong gian bếp của mọi gia đình Việt, từ vùng xuôi tới miền ngược, từ đồng bằng tới miền núi cao.
Mắm tôm được sử dụng phổ biến trong các món ăn dân dã truyền thống như: chấm cà pháo, đậu hũ chiên, thịt lợn (heo) luộc, nội tạng lợn (heo), giả cầy, gỏi sứa, bún đậu, bún riêu cua, bún thang, bún ốc... tùy theo từng món ăn, mắm tôm sẽ được pha chế thêm những loại gia vị đặc biệt để làm dậy mùi và giảm bớt vị gắt khi chấm. Một số loại rau sống dùng kèm với mắm tôm có thể kể đến như: khế chua, kinh giới, tía tô, chuối chát, riềng, hoa chuối...
Mắm tôm được sử dụng phổ biến trong các món ăn dân dã truyền thống như: chấm cà pháo, đậu hũ chiên, thịt lợn (heo) luộc, nội tạng lợn (heo), giả cầy, gỏi sứa, bún đậu, bún riêu cua, bún thang, bún ốc... tùy theo từng món ăn, mắm tôm sẽ được pha chế thêm những loại gia vị đặc biệt để làm dậy mùi và giảm bớt vị gắt khi chấm. Một số loại rau sống dùng kèm với mắm tôm có thể kể đến như: khế chua, kinh giới, tía tô, chuối chát, riềng, hoa chuối...
Pha chế mắm tôm
Dưới đây là 1 trong những cách pha mắm tôm thường thấy nhất để tạo nên 1 bát chấm vừa miệng:
- Mắm tôm: 2 thìa cafe, chọn loại mắm tôm có mùi đặc trừng của tép.
- Chanh: 1 quả
- Đường trắng: 2 thìa
- Bột ngọt: ½ thìa cà phê
- Tỏi băm: 1 thìa
- Rượu trắng: ½ thìa cà phê
- Ớt tươi thái lát: 1 quả
- Chanh: 1 quả
- Đường trắng: 2 thìa
- Bột ngọt: ½ thìa cà phê
- Tỏi băm: 1 thìa
- Rượu trắng: ½ thìa cà phê
- Ớt tươi thái lát: 1 quả

Cho tất cả các nguyên liệu và bát và quấy đều cho tới khi mắm tôm sủi bọt bông lên thì dừng lại. Chanh và đường có tác dụng làm giảm vị mặn của mắm tôm và điều vị để thức chấm vừa miệng hơn, rượu trắng làm dậy mùi mắm tôm và cũng giảm bớt vị nồng khi dùng, tỏi và ớt tăng thêm vị ngon khi dùng. Để thức chấm sánh và ngon hơn, bạn cũng có thể phi thơm hành với dầu ăn và đổ 1 lớp mỏng lên bề mặt bát mắm đã chuẩn bị sẵn.
Với những bạn không thể dùng mắm tôm sống, thì bạn cũng có thể chưng mắm tôm lên trước khi dùng.
Phương pháp sản xuất mắm tôm Ngư Quỳnh theo công thức truyền thống?
Nguyên liệu:
Tôm/tép biển tươi
Muối hạt khô đã rút bỏ những tạp chất và vị đắng, chẳng của muối mới.
Muối hạt khô đã rút bỏ những tạp chất và vị đắng, chẳng của muối mới.
Ủ lên men:
Tôm/tép sau khi thu mua cần được rửa sạch, trộn với muối hạt sạch, sau đó phải được xay nhỏ hoặc chà nát trước khi đem ủ . Tôm to cần được loại bỏ vỏ cứng để tránh mắm tôm thành phẩm có quá nhiều xác.
Trộn tôm/tép với muối hạt theo tỷ lệ 4:1 nhằm đảm bảo độ mặn vừa đủ để enzyme trong ruột tôm/tep vẫn có thể hoạt động được để thực hiện quá trình lên men thuần tự nhiên cho mắm tôm.
Đưa nguyên liệu đã trộn vào chum sành, để ngoài trời trong khoảng thời gian 6 - 12 tháng để lên men. Trong khoảng thời gian này, Ngư Quỳnh cũng thường xuyên phơi mắm tôm - phơi tốt nhất vào buổi sáng từ 6 - 10h để mắm ăn nắng và bay bớt hơi nước bên trong. Mắm tôm được phơi nắng thường xuyên sẽ cho ra màu sắc và độ dậy hương tốt hơn hẳn, mùi vị cũng ngon hơn.
Trộn tôm/tép với muối hạt theo tỷ lệ 4:1 nhằm đảm bảo độ mặn vừa đủ để enzyme trong ruột tôm/tep vẫn có thể hoạt động được để thực hiện quá trình lên men thuần tự nhiên cho mắm tôm.
Đưa nguyên liệu đã trộn vào chum sành, để ngoài trời trong khoảng thời gian 6 - 12 tháng để lên men. Trong khoảng thời gian này, Ngư Quỳnh cũng thường xuyên phơi mắm tôm - phơi tốt nhất vào buổi sáng từ 6 - 10h để mắm ăn nắng và bay bớt hơi nước bên trong. Mắm tôm được phơi nắng thường xuyên sẽ cho ra màu sắc và độ dậy hương tốt hơn hẳn, mùi vị cũng ngon hơn.
Thông tin sản phẩm
Chỉ tiêu chất lượng:
Hàm lượng đạm nitơ toàn phần >= 26gN/l.
Hàm lượng đạm Acid Amin >20% so với đạm tổng
Vitamin B1, B2, B12, PP, vi khoáng và hơn 17 loại axit amin thiết yếu
Không có: Coliforms, Clostridium perfringens, Echerichia Coli,Staphylococcus aureus
Hàm lượng đạm Acid Amin >20% so với đạm tổng
Vitamin B1, B2, B12, PP, vi khoáng và hơn 17 loại axit amin thiết yếu
Không có: Coliforms, Clostridium perfringens, Echerichia Coli,Staphylococcus aureus
Chi tiêu cảm quan:
Màu sắc: Màu sim tím sẫm/ nâu tím với mắm tôm đặc và sim tím/hồng tím với mắm tôm sệt
Mùi: Mùi nồng đặc trưng của mắm tôm truyền thống nguyên chất, không có mùi lạ.
Vị: Vị mặn dịu, vị ngọt hậu của đạm tự nhiên – đạm amin, không đắng, không chát, không có vị lạ.
Mùi: Mùi nồng đặc trưng của mắm tôm truyền thống nguyên chất, không có mùi lạ.
Vị: Vị mặn dịu, vị ngọt hậu của đạm tự nhiên – đạm amin, không đắng, không chát, không có vị lạ.
Chỉ tiêu vi sinh
Tổng số vi khuẩn hiếu khí, CFU/g sản phẩm: 2 x 104
E. coli, MPN/g sản phẩm: 3
Clostridium perfringens, CFU/g sản phẩm: 10
Staphylococcus aureus, CFU/g sản phẩm: 10
E. coli, MPN/g sản phẩm: 3
Clostridium perfringens, CFU/g sản phẩm: 10
Staphylococcus aureus, CFU/g sản phẩm: 10
Quy cách đóng chai:
Dung tích : 650ml/chai; thùng : 18chai/thùng, Can 2L, Can 5L
LƯU Ý KHI SỬ DỤN
Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời, đậy nắp kín sau khi sử dụng
Dưới đáy chai, sau 1 thời gian sử dụng có thể sẽ có màu sắc đậm hơn do xác mắm kết tụ bên dưới - điều này không ảnh hưởng tới chất lượng mắm, bạn chỉ cần lắc đều chai mắm trước khi dùng để mắm tôm được đều vị hơn.
LIÊN HỆ MUA HÀNG

Dưới đáy chai, sau 1 thời gian sử dụng có thể sẽ có màu sắc đậm hơn do xác mắm kết tụ bên dưới - điều này không ảnh hưởng tới chất lượng mắm, bạn chỉ cần lắc đều chai mắm trước khi dùng để mắm tôm được đều vị hơn.
LIÊN HỆ MUA HÀNG

Sản phẩm liên quan
-
Dầu lạc (Đậu Phộng) nguyên chấtDầu Lạc nguyên chất được chiết xuất 100% từ nhân lạc sạch đạt tiêu chuẩn OCOP, VSATTP.70.000 vnđChi tiết
-
Đường cát lu (đường phèn non)Đường cát lu (còn được gọi là đường phèn non) là sản phẩm của sự kết tinh trong quá trình lưu trữ mật mía trong lu (chum sành).48.000 vnđChi tiết
-
Tiêu xanh ngâm mắm Tỏi ỚtTiêu xanh Đắc Lắk ngâm nước mắm cá cơm Ngư Quỳnh+ ớt, tỏi thơm ngon cay giòn - món gia vị hấp dẫn trong mâm cơm gia đình...70.000 vnđChi tiết
-
Tiêu xay Đắk Lắk100% tiêu Đắc Lắk thơm cay đặc trưng của vùng núi đồi Tây Nguyên19.000 vnđChi tiết